Tủ lạnh không lạnh, ngăn mát tủ không lạnh,… là một trong số các trường hợp rất hay gặp ở các dòng tủ lạnh hoặc tủ mát. Thường do sau khi đã sử dụng một vài năm (thường là 3-5 năm). Hoặc gặp trong một số trường hợp trong quá trình vận chuyển, không cẩn thận bị hỏng. Các trường hợp này gây tiêu tốn điện năng, đồng thời ảnh hưởng lớn tới quá trình bảo quản thực phẩm.
Đầu tiên, chúng ta cần nắm được, nhiệt độ của tủ mát cần đạt được ở mức 1 độ C – 6 độ C. Các trường hợp sau khi điều chỉnh nhiệt độ mà tủ vẫn không đạt được nhiệt độ này thì chúng ta cần kiểm tra. Hoặc đơn giản khi chúng ta mở tủ, không cảm nhận được hơi mát từ trong tủ ra.
Sau đây sẽ là top 7 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đồng thời, bộ phận kỹ thuật của Bếp Hùng Cường sẽ chia sẻ tới các bạn các cách xử lý.
Thông thường sẽ do một hoặc nhiều bộ phận của thiết bị lạnh gặp vấn đề. Thường gặp nhất:
- Gioăng cửa bị hở.
- Lỗi cảm biến nhiệt.
- Dàn lạnh bị đóng đá.
- Quạt dàn lạnh bị hỏng.
- Quạt dàn nóng bị hỏng.
- Block bị thiết gas.
- Block bị hỏng tụ điện.
Giờ chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu từng trường hợp và cách xử lý các trường hợp này. Trước tiên, bếp Hùng Cường mời các bạn theo dõi video để dễ hình dung hơn.
1. Gioăng cửa tủ mát bị hở khiến tủ lạnh không lạnh.
Trường hợp này khá phổ biến. Thông thường, gioăng cửa hở sau 3-5 năm sử dụng tùy tần suất mở đóng cửa của mỗi đơn vị. Trường hợp này thường khá khó để phát hiện, bởi không phải gioăng cao su bị rơi ra, mà chỉ hở một đoạn.
Cách kiểm tra: Trong khi sử dụng tủ (vẫn đang cắm điện), hãy đóng kín các cánh tủ. Sau đó, đưa tay vào từng khe của cánh tủ để cảm nhận. Nếu thấy lạnh ở tay, thì vị trí đó gioăng cửa bị hở. Hãy đưa tay thật chậm toàn bộ 4 xung quanh khe tủ.
Cách xử lý: Trường hợp này sẽ có 2 cách xử lý rất đơn giản:
Cách 1: Xử lý tạm thời. Chúng ta dùng miếng cao su khác và keo dính để dính tạm thời tại ví trí hở. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng trước mắt, trong thời gian ngắn. Sắp xếp thời gian để không còn hoa quả thực phẩm, nước ngọt trong tủ mát và thay gioăng mới.
Cách 2: Xử lý triệt để. Đây là cách mà các thợ sửa chữa thường hay sử dụng. Lột toàn bộ gioăng cao su cũ của cửa đi và thay bằng bộ gioăng cao su mới. Cách này đảm bảo tủ hoạt động tốt hơn, và lâu hơn.
2. Lỗi cảm biến nhiệt
Cảm biến nhiệt của tủ mát là bộ phận rất khó kiểm tra và phát hiện lỗi. Bởi đây là bộ phận điện tử. Tuy nhiên, có một mẹo nhỏ rất đơn giản để phát hiện. Màn hình điều khiển hiển thị: P1, P2, E1, Pb1, E2, Pb2 là báo lỗi cảm biến.
Ở phần này, chúng ta cũng có 2 cách xử lý.
Cách 1: Tháo cảm biến, kiểm tra chân tiếp xúc của cảm biến có bị lỏng không. Nếu thấy lỏng hãy cắm chặt lại. Trong trường hợp sau khi cắm chặt lại nhưng vẫn không được hãy xử lý theo cách 2.
Cách 2: Thay cảm biến mới. Trên thị trường bán cảm biến khá phổ biến. Bạn có thể chọn mua tự thay, hoặc nhờ thợ sửa chữa tới thay.
Lưu ý: Chọn cảm biến phù hợp với dòng tủ của mình. Khi tháo cảm biến, hãy ngắt kết nối nguồn điện để đảm bảo an toàn.
3. Dàn lạnh bị đóng đá.
Ở tủ lạnh và tủ mát chúng ta sẽ có bộ phận dàn lạnh. Trường hợp sau một thời gian sử dụng, dàn lạnh bị đóng đá gặp khá phổ biến và dễ nhận biết. Để xử lý tình huống tạm thời và trước mắt, chúng ta thường hay dùng cách 1 hoặc cách 2 này.
Cách 1: Rút phích cắm, ngắt kết nối nguồn điện, Chờ 1-2 tiếng để đá tan hết. Sau đó kết nối điện lại và sử dụng bình thường, Tuy nhiên, cách này xử lý không triệt để, chúng ta chỉ sử dụng trong thời gian ngắn sẽ bị đóng đá trở lại.
Cách 2: Hãy tháo mặt bảo vệ dàn lạnh ra. Sau đó dùng các vật cứng: Búa, tua vít để gỡ các tảng băng này ra. Khi tới gần dàn lạnh, không sử dụng vật cứng nữa, tránh làm hỏng dàn lạnh. Để hết đá, chúng ta có thể sử dụng nước nóng, dội trực tiếp lên, Hoặc có thể sử dụng máy sấy tóc, khò trực tiếp vào trong khu vực này để đá tan ra. Tuy nhiên, giống như cách 1, cách này chúng ra cũng chỉ sử dụng được 1-2 tuần thì sẽ gặp lại. Vậy cách xử lý triệt để là gì?
Cách xử lý triệt để.
Cách 3: Chúng ta cần kiểm tra cảm biến của dàn lạnh. Nếu cảm biến bị lỏng chân, hãy lắp chặt lại. Nếu cảm biến bị hỏng, hãy thay bằng cảm biến mới. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp là do cảm biến hỏng.
(Tủ mát của berjaya có hệ thống quạt đối lưu và hệ thống thoát nước ra ngoài, nên sẽ không xảy ra trường hợp tủ mát bị đóng đá).
Như vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu 3 nguyên nhân khiến tủ lạnh không lạnh. Giờ cùng nhau tìm hiểu tiếp các nguyên nhân thường gặp tiếp theo khiến ngăn mát tủ không lạnh và cách xử lý.
4. Quạt dàn lạnh bị hỏng.
Nguyên nhân do quạt dàn lạnh này thường rất ít khi gặp. Thường xảy ra trường hợp này khi dàn lạnh bị đóng đá quá lâu. Việc này khiến đá tràn tới quạt, khiến quạt không thể quay được và gây ra tình trạng cháy quạt. Cách kiểm tra và nhận biết rất đơn giản, khi tủ hoạt động, nhưng không thấy cánh quạt quay như vậy là quạt đã bị hỏng.
Cách khắc phục tình trạng này chỉ có duy nhất một cách. Chúng ta cần mua quạt mới và thay quạt bị cháy.
Lưu ý: Trường hợp khi thay quạt mới, hãy nhờ thợ có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo lắp đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu năng của tủ, đồng thời tiết kiệm điện cũng như không ảnh hưởng tới các bộ phận khác của tủ.
5. Quạt dàn nóng bị hỏng khiến tủ lạnh không mát.
Trường hợp này xảy ra chủ yếu do trong quá trình sử dụng, chúng ta không bảo dưỡng và vệ sinh tủ, hoặc để tủ ở nơi nhiều bụi. Từ đó khiến cho quạt bị bám bụi, đồng thời khô dầu, ảnh hưởng tới công suất và làm cháy quạt.
Giống như quạt dàn lạnh, chúng ta chỉ có một cách xử lý duy nhất là thay quạt mới.
Lưu ý: Trường hợp khi thay quạt mới, hãy nhờ thợ có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo lắp đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu năng của tủ, đồng thời tiết kiệm điện cũng như không ảnh hưởng tới các bộ phận khác của tủ.
6. Block bị thiếu gas.
Khi nhiệt độ tủ không đạt được yêu cầu (1-6 độ C), nhưng các bộ phận bên trên không gặp vấn đề gì. Đó là lúc chúng ta cần kiểm tra Block của tủ mát.
Cách kiểm tra: Sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra xem block có đủ lượng gas cần thiết hay không. Nếu không hãy kiểm tra:
- Đầu gas đã vặn chặt hay chưa. Nếu chưa, hãy vặn chặt lại
- Block gas có bị thủng ở đâu không. Nếu có thủng lỗ, chúng ta có thể hàn lại.
Sau đó chúng ta bơm gas lại block là được. Lưu ý: Khi bơm gas, cần bơm lượng vừa đủ với Block, tránh bơm quá ít thì sẽ Block không đủ công suất để làm lạnh, bơm quá nhiều thì sẽ làm bức Block có thể dẫn đấy hư hại cho Block.
7. Block tủ bị hư tụ điện.
Trường hợp nếu block không thiếu gas sau khi đã đo kiểm tra. Đồng thời các bộ phận khác không gặp vấn đề. Chúng ta cần kiểm tra bộ phận cuối cùng – Tụ điện của Block.
Sử dụng thiết bị đo để đo dòng tụ điện block. Nếu tụ điện bị hư, hãy thay thế tụ điện mới cho Block. Tuy nhiên, khi thay thế tụ điện, chúng ta cần lựa chọn tụ điện đúng công suất, tránh tình trạng công suất lơn hơn gây cháy nổ. Hoặc công suất nhỏ hơn khiến tủ hoạt động không ổn định.
Ngoài ra, còn một trường hợp khác của Block. Khi block vẫn chạy bình thường, tuy nhiên, khi chạm tay vào ta thấy block bị nóng ran, lúc này là do block đã hỏng. Chúng ta cần mua và thay thế Block mới.
Lưu ý: Khi thay block, chúng ta cần nhờ người có chuyên môn tháo lắp đúng cách, tránh tình trạng làm hư hại các bộ phận khác, hoặc lắp sai gây tình trạng cháy nổ, hoặc hàn không kỹ dẫn đến hở rò rỉ gas và không thể làm lạnh….
Như vậy Bếp Hùng Cường đã chia sẻ tới các bạn 7 nguyên nhân thường gặp gây ra các tình trạng:
-
Tủ lạnh không lạnh
-
Tủ lạnh ngăn mát không lạnh
-
Ngăn mát tủ lạnh không lạnh
-
Ngăn mát tủ lạnh không mát
-
Tủ lạnh không mát
-
Tủ lạnh ngăn dưới không mát
và các phương án xử lý tạm thời cũng như xử lý triệt để các trường hợp này. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích được cho các bạn trong suốt quá trình sử dụng.
Lưu ý: Nếu còn bảo hành, hãy yêu cầu để được hỗ trợ trực tiếp từ hãng. Tại bếp Hùng Cường chúng tôi luôn bảo hành 1 năm. Và xử lý tình huống xảy ra trong 72h. Tuy nhiên, chúng tôi chưa gặp tình huống này. Thông thường kiểm tra tủ rất kỹ trước khi giao tới tay khách hàng.
Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, các bạn có thể gọi trực tiếp tới số hotline: 0982.145.628 để nhận được tư vấn hỗ trợ trực tiếp.